Sau trận chiến Trận_Langensalza_(1866)

Phần lớn các nhà sử học xem trận chiến này là một cuộc giao tranh phi nghĩa[6]. Trận Langensalza đã đưa quân đội Phổ đến bờ vực thảm họa trong chiến dịch Hannover. Lữ đoàn của tướng Flies đã bị loại khỏi vòng chiến tại Langensalza và điều này có thể mở một con đường cho quân đội Hannover trốn thoát. Tuy nhiên, trận đánh cũng cung cấp đủ thời gian cho các đạo quân của Phổ từ phía bắc và phía nam liên kết với nhau tại chiến trường Langensalza, và cuối cùng đã buộc xứ Hannover phải đầu hàng.

Sau khi đầu hàng các lực lượng của Phổ, vua Georg V và thái tử con ông được phép sang Áo, trong khi binh lính của ông được phép trở về quê nhà. Chiến thắng sau cùng trong trận Langensalza cũng mang lại cho quân đội Phổ một số lượng tiếp tế khổng lồ.[8] Trận Langensalza là một khía cạnh quan trọng cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, vì nó dẫn đến sự chiếm đóng mau lẹ của người Phổ đối với Hannover, vừa gây bất ngờ cho người Áo và vừa giáng một đòn mạnh vào vị thế của họ trong cuộc chiến. Trong cùng thời điểm của chiến dịch tấn công Hannover, quân đội Phổ cũng đánh chiếm nhanh chóng xứ KasselSachsen. Toàn bộ các tiểu quốc này có thể huy động hơn 10 vạn quân tinh nhuệ để hỗ trợ cho người Áo, nhưng tất cả họ đều bị tiêu diệt trước khi có thể hợp nhất với nhau để chiến đấu với người Phổ.[9] Nếu như phía Hannover đã hội quân được với các đồng minh khác bên phía Áo, cuộc Chiến tranh Áo-Phổ có thể sẽ diễn biến khác hẳn.

Ngoài ra, một di sản lâu dài khác của trận Langensalza là việc nhân viên y tế sử dụng "Chữ Thập đỏ".

Liên quan